Những điều bạn cần biết về gỗ MFC trong nội thất

✍Cập nhật lần cuối vào 09/11/2024

Gỗ MFC là một trong những loại vật liệu nội thất phổ biến hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến gỗ, gỗ MFC ngày càng được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cao, giá thành hợp lý và độ bền tốt.

Vậy Gỗ MFC là gì? Quy trình sản xuất gỗ MFC như thế nào? Cùng Tân Gia Bang tìm hiểu nhé!

Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC hay còn được gọi là Melamine Faced Chipboard là loại ván gỗ dăm phủ Melamine.

Ván dăm là sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên nhưng đã qua xử lý và chế biến công nghiệp. Gỗ tự nhiên thường được băm nhỏ thành các dăm gỗ, sau đó ép lại với nhau bằng keo chuyên dụng dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành tấm ván.

Bề mặt của ván dăm được phủ một lớp Melamine để tạo độ bóng, nhằm bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Quy trình sản xuất gỗ MFC
Quy trình sản xuất gỗ MFC

Để sản xuất ra loại gỗ MFC cần xử lý qua các quy trình sản xuất hiện đại và nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng và độ bền cao.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu gỗ tự nhiên, thường là từ các loại cây gỗ có thời gian thu hoạch nhanh, sau đó băm nhỏ thành dăm gỗ.

Bước 2: Ép Ván dăm

Dăm gỗ được trộn với keo chuyên dụng và ép lại với áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành các tấm ván dăm. Quá trình này đảm bảo độ cứng và khả năng chịu lực của tấm ván.

Bước 3: Phủ Melamine

Bề mặt của ván dăm sau đó được phủ lớp Melamine. Với lớp phủ này có tác dụng tạo độ bóng, chống trầy xước, chống thấm nước và tăng tính thẩm mỹ cho gỗ

Bước 4: Cắt ván theo kích thước

Sau khi đã phủ lớp Melamine, ván MFC được cắt thành các tấm có kích thước tiêu chuẩn, chuẩn bị cho việc gia công sản phẩm nội thất.

Đặc điểm nổi bật của gỗ MFC

Đặc điểm nổi bật của gỗ MFC

Tính thẩm mỹ cao

Lớp phủ Melamine trên bề mặt gỗ MFC không chỉ mang lại sự đẹp mắt mà còn có rất nhiều mẫu mã, màu sắc cho bạn lựa chọn.

Từ màu trơn đơn giản đến vân gỗ sang trọng, gỗ MFC đều đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về thẩm mỹ của khách hàng.

Độ bền và có khả năng chịu lực

Gỗ MFC là loại gỗ có khả năng chịu lực tốt nhờ kết cấu ván dăm ép chặt. Dù không bền bỉ như các loại gỗ tự nhiên, nhưng đối với các loại gỗ thông thường, gỗ MFC vẫn đảm bảo về độ bền và khả năng chịu lực.

Chống trầy xước, chống thấm nước

Lớp phủ Melamine trên bề mặt gỗ giúp chống trầy xước và có khả năng chống thấm nước tốt. Điều này giúp bảo vệ bề mặt gỗ tránh những tác động từ môi trường bên ngoài, làm tăng độ bền cho sản phẩm.

Có giá thành hợp lý

So với các loại gỗ tự nhiên và một số loại vật liệu nội thất khác, gỗ MFC lại có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Một trong những yếu tố quan trọng giúp gỗ MFC trở thành lựa chọn phổ biến trong thiết kế và sản xuất nội thất hiện đại.

Dễ gia công

Gỗ Melamine Faced Chipboard có độ dày và độ cứng phù hợp để dễ dàng gia công, cắt, khoan và lắp ráp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Ưu & nhược điểm của gỗ MFC

Ưu điểm

  • Gỗ MFC có bề mặt gỗ khá bền, có khả năng chống trầy xước và chống cháy cao
  • Với giá thành hợp lý, rẻ hơn so với các loại gỗ tương tự như MDF, Veneer khoảng 60%
  • Thời gian thi công nhanh, phù hợp cho các dự án cần triển khai gấp
  • Có khả năng bám chắc lên tường và được đánh giá có độ bền cao hơn so với gỗ MDF
  • Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt
  • Gỗ MFC có đa dạng màu sắc, bao gồm các kiểu vân gỗ, màu giả đá, màu đơn sắc,…phù hợp cho hầu hết các không gian kiến trúc hiện đại.

Nhược điểm

  • So với gỗ tự nhiên, gỗ MFC có độ bền và khả năng chịu lực không tốt bằng.
  • Mặc dù có lớp phủ Melamine chống thấm nhưng nếu để tiếp xúc với nước trong thời gian dài thì gỗ MFC vẫn có thể bị hư hỏng.
  • Gỗ MFC được cấu tạo từ dăm gỗ có kích thước lớn nên khi gia công dễ bị mẻ cạnh

Phân loại gỗ MFC

Gỗ MFC thường

Một loại gỗ thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất trong điều kiện môi trường khô ráo, ít tiếp xúc với độ cẩm. Loại gỗ này thường được sử dụng cho nội thất phòng khách, phòng ngủ,…

Gỗ MFC thường

Gỗ MFC chống ẩm

Với đặc tính chống ẩm tốt hơn nhờ có lớp keo chống ẩm. Gỗ MFC được sử dụng trong các môi trường ẩm ướt như nhà bếp, phòng tắm hoặc ở những khu vực có độ ẩm cao.

Gỗ MFC chống ẩm

Ứng dụng của gỗ MFC trong cuộc sống

Gỗ MFC làm nội thất văn phòng

Gỗ MFC thường được sử dụng để sản xuất bàn làm việc, kệ sách và các loại nội thất văn phòng khác. Với bề mặt nhẵn, bóng và màu sắc đa dạng, gỗ MFC còn giúp không gian văn phòng trở nên hiện đại và chuyên nghiệp hơn.

Gỗ MFC làm nội thất cho showroom

Thiết kế nội thất cho showroom, nơi diễn ra những sự kiện hoặc những nơi để trưng bày sản phẩm. Vì thế mà gỗ MFC sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho không gian này.

Sử dụng loại gỗ MFC vừa giúp tối ưu chi phí vừa tạo một không gian hiện đại, sang trọng. Giúp thu hút mọi ánh nhìn từ khách hàng.

Gỗ MFC làm nội thất gia đình

Đối với không gian nhà ở, gỗ MFC là vật liệu chính trong việc sản xuất các sản phẩm như tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ,..Đặc biệt, gỗ MFC có lớp phủ Melamine giúp chống ẩm tốt, thích hợp để làm tủ bếp, những nơi tiếp xúc nhiều với độ ẩm.

Gỗ MFC làm nội thất trường học

Trong trường học, gỗ MFC được ứng dụng rộng rãi để làm bàn ghế cho học sinh và tủ đựng tài liệu cho giáo viên bởi việc gia công nhanh sẽ đáp ứng được số lượng bàn ghế lớn phục vụ cho công việc giảng dạy cũng như học tập của học sinh. 

Bên cạnh đó, chi phí sử dụng loại gỗ này cũng khá rẻ, tiết kiệm được một khoản chi phí giúp cho nhà trường có thể tận dụng tối đa vào công việc khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp nội thất hiệu quả về chi phí và có tính thẩm mỹ, gỗ MFC chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm, bạn nên lựa chọn đúng loại MFC và sử dụng nó trong môi trường phù hợp.

Theo dõi TGB Decor để cập nhật những kiến thức nội thất về thiết kế shop, quán,…Ngoài ra, xem một số mẫu thiết kế nội thất tại Tân Gia Bang bạn nhé!

 

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *