✍Cập nhật lần cuối vào 23/08/2022
Thiết kế phòng khám đẹp và thu hút sẽ giúp bệnh nhân trở nên dễ chịu hơn, và tăng độ uy tín thương hiệu của phòng khám.
Thực sự mà nói thì đi khám bác sĩ là một trải nghiệm khá khó chịu, vì vậy, thiết kế phòng khám đóng vai trò rất quan trọng để giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn.
Trong bài viết này, hãy cùng Tân Gia Bang tìm hiểu tất tần tật những gì chủ đầu tư cần biết để thiết kế phòng khám tối ưu cho trải nghiệm của bệnh nhân, nâng cao tính thẩm mỹ và uy tín thương hiệu của bạn
Lời khuyên thiết kế phòng khám chuyên nghiệp :
Nếu bạn là bác sĩ và không có chuyên môn về thiết kế, thi công nói chung, thì bạn nên hợp tác với một đơn vị nội thất giàu kinh nghiệm
Đơn vị này sẽ đến khảo sát mặt bằng, cũng như thảo luận những vấn đề kỹ thuật để hình thành những ý tưởng thiết kế khả thi ban đầu
Đồng thời, đơn vị nội thất cũng sẽ giúp bạn lên bản vẽ thiết kế (bản vẽ phối cảnh 3D, bản vẽ kỹ thuật 2D)
Bản vẽ thiết kế là thứ cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn trực quan hóa ý tưởng thiết kế thành phối cảnh có thể nhìn ngắm, chỉnh sửa trên máy tính
Bản vẽ càng hoàn thiện, thì rủi ro và chi phí phát sinh khi thi công càng giảm, giúp cho dự án của thiết kế-thi công vận hành trơn tru, mượt mà nhất có thể
Đặc biệt, khi chủ đầu tư ký hợp đồng thi công trọn gói với Tân Gia Bang, chi phí lên bản vẽ thiết kế sẽ được miễn phí hoàn trừ 100%, đây là một ưu đãi rất lớn giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí rất hiệu quả.
8 mẹo thiết kế phòng khám để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn
Việc quan trọng nhất của bác sĩ là tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, tuy nhiên thiết kế của phòng khám có thể giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn và dễ dàng tiếp cận phương pháp điều trị của bạn
Dưới đây là 8 mẹo thiết kế phòng khám cơ bản giúp bạn đạt được điều trên
01. Cá nhân hóa thiết kế phòng khám theo mục đích
Thiết kế và giao diện của phòng khám phải liên quan trực tiếp đến loại hình dịch vụ mà bạn cung cấp.
Ví dụ phòng khám nhi khoa thì nên có màu sắc tươi tắn, thậm chí bố trí đồ chơi, bánh kẹo để tạo cảm giác dễ chịu cho các bé
Mặt khác, phòng khám bác sĩ chỉnh hình nên tập trung vào tính nâng đỡ cũng như công năng sử dụng ở các bề mặt tiếp xúc trong phòng khám.
Vì thiết kế phòng khám bác sĩ phụ thuộc nhiều vào đặc thù y tế, nên khi bạn cần tính đến những yếu tố sau khi thiết kế phòng khám
- Diện tích không gian là bao nhiêu
- Bạn ước tính bao nhiêu lượt bệnh nhân đến khám mỗi ngày (Để tính sức chứa khu vực chờ)
- Có khu vực chuyên môn đặc thù (như khám nha khoa) hay không
- Trang thiết bị y tế bao gồm những gì
02. Lối vào
Lối vào phòng khám là một khía cạnh quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm của bệnh nhân
Bạn nên làm một ọ cửa lớn để họ có thể bước vào thoải mái (với người đi cùng)
Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo lối vào phòng khám không bị chật chội
Bất kỳ đồ nội thất cồng kềnh nào chắn giữa không gian giữa lối vào và quầy tiếp bệnh nhân đều phải bị loại bỏ, nếu có thể, hãy bố trí một chỗ ngồi nhỏ cạnh lối vào để bệnh nhân có thể tháo giày dép một cách thoải mái
03. Quầy tiếp nhận bệnh nhân
Quầy tiếp nhận bệnh nhân có lẽ là thứ đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc khi bước chân vào phòng khám
Ấn tượng đầu tiên của khách hàng sẽ đến từ quầy tiếp nhận, vì vậy bạn cần tạo cảm giá chữa lành ở khu vực này
Bàn làm việc, kính chắn hay các đồ nội thất khác trong khu vực tiếp nhận cần đơn giản, tinh tế và thể hiện sự đáng tin cậy, chúng cũng cần có độ cao thoải mái để nhân viên tiếp khách dễ dàng tiếp xúc với khách hàng, tư vấn bệnh nhân điền giấy tờ, biểu mẫu v.v..
04. Khu vực chờ
Khu vực chờ là phần quan trọng nhất để tạo sự thoải mái cho bệnh nhân
Chỗ ngồi cần được thiết kế sao cho có sự cân bằng tối ưu giữa sự thoải mái và riêng tư, đồng thời bạn cần tận dụng không gian có sẵn một cách hiệu quả
Đèn bố trí ở khu vực này cũng cần đủ sáng nhưng không được gây chói mắt, dẫn đến sự khó chịu cho bệnh nhân
Đồ nội thất ở khu vực này không chỉ là bàn ghế mà còn cần một số tiện nghi khác như quầy sách, báo, trưng bày tờ rơi, thông tin sức khỏe v.v…
Khu vực nên phối màu thoải mái, tươi sáng, và thoáng mát tùy thuộc vào loại hình phòng khám, bạn cũng có thể treo tranh treo tường, đặt chậu cây để không khí trong lành và dễ chịu hơn
05. Thiết bị khám chữa bệnh
Thiết bị phòng cách là yếu tố cốt lõi trong thiết kế phòng khám vì nó được sử dụng để chẩn đoán và điều trị, nếu không gian cho phép, bạn nên đặt những thiết bị này ở các khu vực riêng biệt của phòng khám
Trong quá trình lắp đặt thiết bị, cần đảm bảo vị trí của chúng được thiết kế sao cho có đủ không gian để bác sĩ di chuyển, vận hành và điều chỉnh thiết bị khi cần thiết
Dây điện và các loại phụ kiện cần được xử lý gọn gàng để tăng tính thẩm mỹ và thuận tiện cho việc qua lại của mọi người
Cũng cần có một khu cực để thiết bị có thể được cất giữ khi không sử dụng, ví dụ một số thiết bị y tế đặc thù cần được bảo quản ở nơi mát mẻ và tránh ánh sáng
06. Hệ thống đèn chiếu
Ánh sáng luôn là một trong những khía cạnh quan trọng nhất làm nên tính thẩm mỹ của không gian nội thất nói chung và phòng khám cũng không ngoại lệ
Trong thiết kế phòng khám, hệ thống ánh sáng cần đáp ứng 2 mục đích : Công năng sử dụng và tính thẩm mỹ
Đèn trong phòng quan sát, phòng khám, phòng điều trị cần đủ sáng, ngoài ra một số loại đèn tiêu điểm đặc thù cũng cần thiết nếu làm phòng khám nha khoa hay nhãn khoa
Ánh sáng trong khu vực tiếp tân hoặc khu vực chờ nên tạo cảm giác thư giãn, không quá sáng, bạn có thể tạo ánh sáng vàng nhẹ trong những khu vực này
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc lắp đặt đèn chiếu sáng có thể điều chỉnh cường đỗ sáng để đa dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
07. Màu sắc
Các màu sắc nhẹ nhàng, đơn sắc như màu trắng, màu kem hay màu be là những màu sắc lý tưởng khi thiết kế phòng khám đa khoa
Nếu bạn thích màu sắc đặc biệt hơn thì nên sử dụng các màu pastel, màu phấn, là những màu có sắc thái nhạt
Màu sắc từ lâu đã được chứng minh là có thể tác động đến tâm trạng con người trong tiềm thức, vì vậy, bạn nên xem xét kỹ việc phối màu nội thất và màu sơn sử dụng để thi công phòng khám
08. Sàn trong thiết kế phòng khám
Phòng khám y tế chắc chắn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh nghiêm ngặt, ví dụ, sàn phòng khám cần được lau chùi và khử trùng thường xuyên
Đặc biệt chất liệu lót sàn không được quá trơn, đặc biệt nếu bệnh nhân là người già hoặc trẻ em
Theo kinh nghiệm thiết kế phòng khám của Tân Gia Bang, sàn gỗ cứng là lựa chọn hoàn hảo trong thi công nội thất phòng khám, xét về độ bền, công năng sử dụng và tính thẩm mỹ
Một số mẫu thiết kế phòng khám đẹp và chuyên nghiệp đáng tham khảo
Trong phần này, hãy cùng Tân Gia Bang tham khảo một số mẫu thiết kế phòng khám chuyên nghiệp, hy vọng sẽ giúp chủ đầu tư có thêm ý tưởng thiết kế cho riêng mình.
01. Phòng khám nhi khoa sang trọng
Phòng khám nhi khoa có thiết kế sạch sẽ, màu sắc chủ đạo là màu kem thanh lịch tạo cảm giác dễ chịu ngay lập tức khi khách hàng bước chân vào phòng khám
Ở khu vực chờ cũng có một số bộ đồ chơi xếp gỗ để các bé giải trí trong thời gian chờ đợi bác sĩ
02. Phòng khám nha khoa thanh lịch
Mẫu thiết kế phòng khám nha khoa điển hình, không gian được chia thành từng cụm với đầy đủ công năng sử dụng khoa học, từ khu vực tiếp khách, khu vực chờ đều được thiết kế chỉnh chu, hợp lý, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân khi bước chân vào phòng khám
03. Phòng khám đa khoa ấm cúng
Điểm nhấn của phòng khám 2 chùm đèn thả trần có thiết kế vô cùng sáng tạo
Thiết kế tổng thể mang tính trang nhã, tối giản và tạo cảm giác ấm cúng với nhiều loại đèn trang trí cho ánh sáng vàng, ấm
Mục đích của thiết kế này là tạo ra một bầu không khí bao bọc và dễ chịu giúp xoa dịu tâm lý bệnh nhân và để việc chữa trị diễn ra thuận lợi hơn
Tham khảo nhiều công trình thiết kế nội thất tại Tân Gia Bang tại link này bạn nhé
Viết bình luận